U tuyến nước bọt – Báo VnExpress Sức khỏe

[ad_1]

U tuyến nước bọt là sự phát triển của các tế bào bắt đầu ở tuyến nước bọt, có thể lành tính hoặc ác tính.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.

Các tuyến nước bọt gồm tuyến nước bọt chính và tuyến nước bọt nhỏ, có vai trò tạo ra nước bọt. Nước bọt hỗ trợ tiêu hóa, giữ ẩm miệng và hỗ trợ răng khỏe mạnh.

Tuyến nước bọt chính gồm tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi. Nhiều tuyến nước bọt nhỏ khác nằm ở môi, bên trong má, khắp miệng và cổ họng.

Khối u tuyến nước bọt có thể xảy ra ở bất kỳ tuyến nước bọt nào nhưng hầu hết ở tuyến mang tai. Một số khối u có thể ác tính (ung thư).

Triệu chứng

  • Một khối u gây sưng tấy trên hoặc gần hàm.
  • U gây sưng ở cổ hoặc miệng.
  • Yếu cơ một bên mặt.
  • Tê một phần khuôn mặt.
  • Đau liên tục gần tuyến nước bọt.
  • Khó mở miệng rộng.
  • Khó nuốt.
  • Nuốt đau.
  • Loét, chảy máu ở vòm họng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây u tuyến nước bọt vẫn chưa rõ ràng, nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành khối u có thể kể đến như:

  • Nhiễm phóng xạ, nhiễm virus (EBV và HIV).
  • Ức chế miễn dịch.
  • Tiếp xúc với tia cực tím.
  • Phơi nhiễm nghề nghiệp trong ngành cao su hoặc niken.
  • Từng mắc u nguyên bào tủy (u ác tính xuất hiện ở phần dưới của não).
  • Gia đình có người mắc u tuyến nước bọt.

Biến chứng

U tuyến nước bọt lành tính có khả năng ác tính sau nhiều năm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây liệt mặt, mù lòa, khó nuốt, khó nói, biến đổi giọng nói do khối u lớn chèn ép dây thanh.

Chẩn đoán và điều trị

Các phương pháp để chẩn đoán u tuyến nước bọt gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cộng hưởng từ khuếch tán (DWI), chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET), sinh thiết, chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm (FNA), sinh thiết kim lõi dưới sự hướng dẫn của siêu âm.

Tùy loại u tuyến nước bọt, bác sĩ có phương pháp điều trị khác nhau.

Phẫu thuật là phương pháp phổ biến đối với loại u tuyến nước bọt lành tính. Phẫu thuật có thể kết hợp với xạ trị trong trường hợp điều trị u tuyến nước bọt ác tính. Phẫu thuật cắt bỏ rộng kết hợp xạ trị đối với các tổn thương mức độ cao.

Nếu ung thư di căn đến hạch bạch huyết khu vực, phương pháp điều trị lúc này là cắt bỏ u diện rộng và xạ trị sau phẫu thuật.

Do nguyên nhân của u tuyến nước bọt chưa rõ ràng và chính xác. Để phòng ngừa, mọi người tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ thường được biết đến như hút thuốc lá, uống rượu bia, chất phóng xạ, tránh nhiễm virus EBV.

Uyên Trinh

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *