[ad_1]
Mang tiếng chia nhóm làm tiểu luận, nhưng người kêu bận không làm được, người làm cho có, một mình bạn tôi phải cắn răng làm hết phần người khác.
Tôi tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân của một trường được coi là lớn. Sau vài năm đi làm, tích lũy được kha khá kinh nghiệm, tôi dự định đi học Thạc sĩ để mở rộng cơ hội thăng tiến cho tương lai. Lựa chọn của tôi là những trường top đầu, có tiếng về đào tạo Thạc sĩ. Do tôi chưa kịp sắp xếp thời gian nên mấy người bạn đi học trước. Tuy nhiên, chứng kiến những gì diễn ra ngay sau nửa kỳ học đầu tiên của bạn ở một trường top về lĩnh vực đang theo đuổi, tôi đã từ bỏ ý định đăng ký học Thạc sĩ.
Đầu tiên, tôi thấy cách đào tạo tại bậc học này vẫn duy trì y hệt như thời đại học: giảng viên giao đề tài cho học viên và chia nhóm làm tiểu luận, đồ án để lấy điểm chính. Để rồi từ đó, nhóm học viên chia nhỏ thành phần của một bài tiểu luận, mỗi người đảm nhiệm một phần.
Theo tôi, cách làm này khiến không một thành viên nào trong nhóm nắm được trọn vẹn cả đề tài. Người thì chỉ lo phần mở đầu, người lại làm chương này, chương nọ, người thì làm căn chỉnh bìa, người khác làm file thuyết trình… Khi mỗi người nắm một phần thì không xứng đáng đủ kiến thức để qua môn đang học. Quan trọng hơn, vì mỗi người một ý, mỗi người một văn phong, mỗi người một quan điểm, làm cho bài tiểu luận trở lên kém mạch lạc, lan man, chắp vá, lạc ý. Đây giống như một mớ hỗn độn được ghép lại bởi những thứ “nghe có vẻ hơi liên quan”.
Có lần tôi được bạn nhờ hỗ trợ viết tiếp phần chương dang dở của người khác, mà không được xóa ý cũ. Nhìn văn phong có sẵn của người khác, tôi quả thực không thể nào viết tiếp được. Bởi vì lối hành văn cũng như dàn ý nội dung của họ không hề giống ý của tôi. Dẫu biết, nếu một nhóm có tổ chức tốt thì có thể phân chia một cách bài bản để làm nên một bài tiểu luận chất lượng cao. Nhưng thực sự có mấy người làm được như vậy?
>> Thất nghiệp học thạc sĩ
Một phần quan trọng cũng ảnh hưởng đến quyết định bỏ ý định học Thạc sĩ của tôi, chính là thái độ của đa số học viên. Tôi dùng từ đa số bởi vì không “vơ đũa cả nắm”. Vẫn có nhiều người học rất nghiêm túc. Nhưng với nhóm học viên của bạn tôi, hầu như tất cả đều chẳng khác gì những sinh viên năm nhất thời tôi học đại học.
Mọi người hẹn nhau họp nhóm 9 giờ, nhưng 11 giờ mới chỉ có một người đến. Tôi không ngờ có những người có tới 20 năm kinh nghiệm đi làm mà lại có tác phong thua cả đứa sinh viên năm nhất. Có người lý do: “Công việc của tôi bận lắm”, “tôi có gia đình con nhỏ nhiều việc và không đến họp được, không làm nhiều việc được”…
Rồi nhóm của bạn tôi lại xảy ra tình trạng “gánh team”. Nhóm có năm người nhưng chỉ hai người thực sự làm việc. Mấy người còn lại chỉ làm hời hợt, có làm cũng sai lên sai xuống, làm người khác phải bỏ đi làm lại hết. Rồi đến tối deadline nộp sản phẩm của mình, ai cũng kêu đang ở ngoài đường, không làm được. Thế là bạn tôi lại phải khóc ròng, cắn răng “gánh team” làm hết phần của người khác, bởi nếu giờ chỉ làm phần của mình thì tổng điểm lại thấp, mà báo cáo lên thầy cô thì lại sợ mất lòng, sợ bị đàm tiếu trong lớp.
Tôi từng đọc thống kê rằng người Việt có hiệu suất làm việc thuộc dạng kém nhất Đông Nam Á. Đây chính là minh chứng cụ thể cho kết luận đó. Với những hạn chế như trên, tôi hiểu vì sao nhiều Thạc sĩ ở ta vẫn thất nghiệp. Và thực tế, nhiều nhà tuyển dụng vẫn đánh giá thấp tầm bằng Thạc sĩ. Nếu học Thạc sĩ kiểu này, tôi nghĩ mình thà chọn học các khóa học ngắn hạn, làm thêm công việc để tích lũy kinh nghiệm còn có giá trị hơn nhiều.
- Phổ cập thạc sĩ
- Học trường nghề vẫn làm sếp của Thạc sĩ, kỹ sư
- Tôi làm thạc sĩ ở Mỹ dù 10 năm sợ tiếng Anh
- Tôi không dùng toán học phổ thông dù là thạc sĩ cơ khí
- Học đại học trái ngành vẫn ‘đè bẹp’ người không bằng cấp
- ‘Kỹ sư sáu năm ra trường nhưng lương bằng người bỏ học’
Source link