Sửa lồng ngực bé gái bị lõm bẩm sinh

[ad_1]

TP HCMHoàng Anh, 15 tuổi, bị lõm ngực bẩm sinh, được phẫu thuật bằng kỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống.

Ngực của Hoàng Anh lõm sâu, cột sống ngực vẹo nhẹ sang phải khiến em khó thở khi gắng sức, nhiều lần trì hoãn mổ. Mới đây, bé được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM phẫu thuật nội soi đặt thanh dụng cụ nâng ngực kết hợp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP).

Ngày 22/6, BS.CKI Đặng Xuân Đường, ESP là phương pháp giảm đau bằng cách tiêm thuốc tê qua mặc phản cân cơ dựng sống. Khác hẳn với gây tê ngoài màng cứng trước đây, phương pháp này hầu như không gây biến chứng quan trọng khi thực hiện thủ thuật gây tê.

Bác sĩ Đường sử dụng đầu dò thẳng xác định mỏm ngang của đốt sống để ghim kim gây tê ESP. Sau đó, bác sĩ di chuyển dụng cụ tìm mặt phẳng cơ dựng sống và đưa đầu kim luồn catheter vào khoang cơ dựng sống thông qua hình ảnh siêu âm để kiểm soát liều lượng gây tê. Nhờ đó, bác sĩ không tiêm vào mạch máu của bệnh nhi.

Sau 15 phút gây tê thành công, BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại Nhi, cùng ê kíp mổ thực hiện kỹ thuật Nuss có nội soi lồng ngực hỗ trợ. Với hai vết mổ nhỏ ở hai bên thành ngực, luồn thanh kim loại, xoay 180 độ lên trên giúp đẩy xương ức phồng lên và cố định vào khung sườn. Sau ca mổ ba tiếng, bệnh nhi tỉnh táo, không xuất hiện biến chứng hay những cơn đau tăng dữ dội.

Theo bác sĩ Trọng, trước đây ca mổ chỉnh sửa lõm ngực như trường hợp Hoàng Anh phải chịu đau rất nhiều sau cuộc phẫu thuật. Bệnh nhân giảm vận động, mất ngủ, chán ăn, ảnh hưởng cột sống, tăng nguy cơ nằm viện lâu ngày. Nếu ca mổ sử dụng morphin như trước đây dễ khiến người bệnh lệ thuộc thuốc, tăng đau, dùng quá liều có thể gặp biến chứng như nôn ói, bí tiểu, ngứa, liệt ruột hoặc suy hô hấp. Từ khi áp dụng kỹ thuật mổ Nuss ít xâm lấn kết hợp ESP, người bệnh giảm đau mà không cần morphin, hồi phục nhanh, xuất viện sau 3-5 ngày mổ (giảm một nửa thời gian nằm viện).





Bác sĩ gây mê thực hiện kỹ thuật gây tê ESP trước khi phẫu thuật cho Hoàng Anh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ gây mê thực hiện kỹ thuật gây tê ESP trước khi phẫu thuật cho Hoàng Anh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

ThS.BS.CKII Hồ Thị Xuân Nga, khoa Gây mê – Hồi sức là bác sĩ Việt đầu tiên thực hiện gây tê mặt phẳng cơ dựng sống trong mổ tim hở. Bác sĩ Nga đánh giá kỹ thuật này hiện đại và an toàn, thuốc tê được sử dụng với liều lượng và nồng độ phù hợp với người bệnh để ngăn cơn đau. Bác sĩ không trực tiếp chích vào đốt sống bệnh nhân nên không gây biến chứng máu tụ. Kỹ thuật này được thực hiện với hướng dẫn chính xác của siêu âm. Do đó, bệnh viện cần trang bị hệ thống máy móc siêu âm hiện đại, có đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM triển khai kỹ thuật ESP hai năm nay cho các cuộc phẫu thuật kéo dài hơn hai giờ như mổ tim hở, nội soi lồng ngực, bệnh lý cắt phổi, phẫu thuật lõm ngực, ghép gan, ghép thận, cắt tử cung, cắt dạ dày, đại tràng… Bệnh viện đã thực hiện khoảng 300 ca phẫu thuật tim mạch và chỉnh sửa lồng ngực.

Bác sĩ Nga cho biết thêm kỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống ESP đang được nghiên cứu để giảm đau mạn tính như đau thần kinh sau khi mắc bệnh zona, kết hợp với morphin để giảm đau cho bệnh nhân ung thư vú, phổi, ung thư các tạng ổ bụng giai đoạn cuối, tránh các biến chứng hô hấp không mong muốn. Hiện ESP được nghiên cứu để giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng, phẫu thuật chỉnh hình khớp vai.





Bác sĩ Đỗ Trọng phẫu thuật nội soi lồng ngực đặt thanh dụng cụ nâng ngực cho bệnh nhân Hoàng Anh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Đỗ Trọng phẫu thuật nội soi lồng ngực đặt thanh dụng cụ nâng ngực cho bệnh nhân Hoàng Anh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Độ tuổi thích hợp để phẫu thuật lõm ngực là 7-15 tuổi, có bác sĩ khuyên tốt nhất là dưới 12 tuổi. Bác sĩ Trọng khuyến cáo phụ huynh cho con phẫu thuật sớm, tốt nhất trước tuổi dậy thì để tránh biến chứng tim mạch, hô hấp và ảnh hưởng tâm lý trẻ.

Sau phẫu thuật lõm ngực, bệnh nhi có thể sinh hoạt bình thường, kiêng chơi thể thao đối kháng hay tham gia các lớp thể dục trong ba tháng. Người bệnh cần giữ tư thế ngực thẳng để tránh làm lệch thanh nâng ngực, không nâng các vật nặng để giảm nguy cơ xẹp phổi và tái phát về sau. Sau khoảng hai đến ba năm, bệnh nhân sẽ được thực hiện phẫu thuật lần hai để rút thanh nâng ngực, kết thúc quá trình điều trị.

Đình Lâm

*Tên người bệnh đã được thay đổi

Hưởng ứng Chương trình Quốc gia chăm sóc sức khỏe học đường, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh miễn phí khám, tầm soát lõm ngực và các dị tật xương khớp, cột sống cho người 6-23 tuổi từ nay đến hết tháng 7/2024.


[ad_2]
Source link

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *