[ad_1]
Quốc hội chốt chuyên đề giám sát năm 2025 là việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành.
Chuyên đề này được 61,4% đại biểu lựa chọn, chiều 8/6.
Chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết một số đại biểu kiến nghị cân nhắc chuyên đề về quản lý, sử dụng tài sản công và giải ngân vốn đầu tư công để giám sát trong năm 2025. Tuy nhiên nội dung này đã được lồng ghép trong quá trình xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; nghị quyết về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Cũng trong chiều nay, Quốc hội biểu quyết thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Theo đó, Quốc hội bổ sung vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 7 theo quy trình tại một kỳ họp với hai nội dung. Đó là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản số 2023, Luật Các tổ chức tín dụng số 2024 và Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng.
Tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), các nội dung được trình Quốc hội gồm các Luật Công nghiệp công nghệ số; Điện lực (sửa đổi); Nhà giáo; Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Source link