[ad_1]
Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam đã nêu các thành tựu trong bảo đảm quyền con người tại phiên đối thoại của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và được nhiều nước ghi nhận nỗ lực.
Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu ngày 7/5 tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao. Hơn 130 quốc gia tham gia phiên đối thoại.
Thứ trưởng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Với chủ trương coi con người là trung tâm, là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới, phát triển đất nước, Việt Nam đã vươn lên từ một nước nghèo để trở thành một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, hội nhập quốc tế sâu rộng.
Ông Việt chỉ ra kể từ lần rà soát UPR chu kỳ III vào năm 2019, Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều thành tựu. Các quyền y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do báo chí, internet, bình đẳng giới đạt tiến bộ rõ rệt. Các chỉ số về phát triển con người (HDI), bình đẳng giới (GEI) của Việt Nam do các cơ quan Liên Hợp Quốc xếp hạng liên tục được cải thiện.
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách, biện pháp để bảo vệ sức khỏe người dân, phát triển kinh tế – xã hội sau đại dịch Covid-19, tích cực thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế số và thực hiện các cam kết của Việt Nam theo các điều ước quốc tế về quyền con người.
Các quốc gia ghi nhận chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, việc Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận.
Nhiều nước hoan nghênh các thành tựu của Việt Nam về phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người, thúc đẩy quyền phụ nữ, quyền của nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới, quyền của người dân tộc thiểu số.
Đoàn Việt Nam khẳng định những ưu tiên về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thời gian tới, trong đó có xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, thúc đẩy đối thoại tích cực và hợp tác về quyền con người, tăng cường giáo dục về quyền con người.
Đối với một số ý kiến dựa trên nguồn tin chưa được kiểm chứng, đoàn Việt Nam đã giải đáp, cung cấp thông tin xác thực, nhấn mạnh nguyên tắc đối thoại, hợp tác, tôn trọng khác biệt, đồng thời nhấn mạnh không có một mô hình chung cho tất cả quốc gia, mỗi nước tùy theo đặc thù, điều kiện của mình sẽ có con đường phát triển riêng.
Việt Nam nhận được khoảng 300 khuyến nghị với nội dung đa dạng, đề cập đến tất cả các lĩnh vực quyền con người. Ngày 10/5, Nhóm công tác về UPR của Hội đồng Nhân quyền sẽ họp để xem xét thông qua Báo cáo về kết quả rà soát UPR đối với Việt Nam, trình Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vào tháng 9-10.
Hội đồng Nhân quyền LHQ thành lập UPR vào năm 2018. Đây là cơ chế liên chính phủ với nhiệm vụ rà soát tổng thể tình hình nhân quyền tại tất cả quốc gia thành viên LHQ trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch và xây dựng.
Nguyễn Tiến
Source link
- Danh sách iPhone nhận được bản nâng cấp ‘bom tấn’ miễn phí trong tháng 9
- Mẫu xe máy ‘ngang hàng’ với Honda SH Mode: Ngoại hình đẹp mê ly, giá khiến Vision lo lắng
- Phát bực vì những đứa trẻ ‘con vua’ phá phách trong quán cà phê
- 5 con giáp đặc biệt may mắn khó ai bằng trong tuần này
- HLV Spalletti ‘thiết quân luật’ tại tuyển Italy