[ad_1]
Bên chậm, trốn đóng BHXH là doanh nghiệp, còn người lao động là nạn nhân, tại sao họ lại phải đóng bù để được hưởng chế độ?
“Tại sao người lao động lại phải đóng bù BHXH khi họ là nạn nhân bị doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm? Cơ quan chức năng cần phải nghĩ ra biện pháp để bảo vệ người lao động yếu thế và các biện pháp răn đe, xử phạt chủ sử dụng lao động nợ, trốn đóng BHXH, chứ không phải cứ gặp khó thì dồn hết trách nhiệm cho người lao động như thế.
Hiện nay toàn bộ nhân viên công ty cũ của tôi đang bị nợ BHXH gần hai năm mà chúng tôi không biết phải làm sao? Trong khi đó, công ty thì vẫn đang hoạt động bình thường. Vậy vai trò của cơ quan bảo hiểm ở đây là gì?”.
Đó là chia sẻ của độc giả Voice of me xung quanh “Đề xuất người lao động đóng bù khoản BHXH bị ‘trốn'” được nên trong dự thảo Luật bảo hiểm xã hội. Theo đó, người lao động có thể chọn nộp khoản bị chậm, trốn này vào Quỹ Hưu trí tử tuất để được xác nhận hưởng.
Không đồng tình với đề xuất này, bạn đọc Mai Nguyen phân tích: “Tại sao người trốn BHXH là doanh nghiệp mà người lao động lại phải đóng thay? Người lao động đi làm, lương đã được khấu trừ bảo hiểm đầy đủ. Doanh nghiệp và người sử dụng lao động thay mặt thu và nộp số tiền này lại cho BHXH. Vậy khi doanh nghiệp trốn đóng thì bản chất vụ việc này là mối quan hệ giữa họ và BHXH. Còn trách nhiệm đóng bảo hiểm của người lao động đã thực hiện đúng quy định”.
Cho rằng không thể đổ trách nhiệm đóng bù khoản BHXH bị “trốn” cho người lao động, độc giả GT nhận định: “Đề xuất người lao động đóng bù khoản BHXH bị ‘trốn’ để hưởng chế độ là không thể chấp nhận được vì cuối cùng thì người lao động vẫn phải è cổ ra nộp phần nghĩa vụ lẽ ra là của doanh nghiệp. Như vậy, không thể gọi là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động được.
Tôi nghĩ trong trường hợp doanh nghiệp không chịu đóng BHXH thì người lao động chỉ phải nộp đủ phần thuộc về trách nhiệm của mình theo luật để được hưởng chế độ. Còn cơ quan BHXH có trách nhiệm đòi doanh nghiệp. Có như vậy các cơ quan chức năng mới thực sự có trách nhiệm bắt các doanh nghiệp nộp đúng, nộp đủ”.
>> ‘Giảm thời gian chờ lương hưu để thêm động lực đóng BHXH’
Trong khi đó, dù chấp nhận đóng bù phần BHXH bị doanh nghiệp “trốn” nhưng nhiều người lại gặp những bất cập. Bạn đọc Huynhnghia bức xúc: “Tôi chấp nhận đóng bù luôn phần BHXH mà doanh nghiệp nợ nhưng không được. Cơ quan quản lý yêu cầu phải đóng hết cả công ty chứ không cho đóng riêng lẻ một mình tôi.
Mà công ty giờ chỉ còn là cái tên, mỗi người một nơi, biết làm sao mà tập hợp lại hết để đóng? Mà cũng chưa chắc những người khác có điều kiện đóng bù phần thiếu và đóng luôn tiền phạt cho công ty. Tôi xin rút phần mình đã đóng, còn lại bỏ luôn nhưng cũng không được chấp thuận. Tôi rất bức xúc vì tại sao lỗi không phải của người lao động mà chúng tôi vẫn phải chịu?”.
Cùng chung nỗi trăn trở, độc giả Anh Hải nhận định: “Người lao động đóng bù khoản BHXH bị ‘trốn’ để hưởng chế độ cũng được nhưng nên giải quyết cho từng cá nhân được đóng. Chị tôi gặp trường hợp công ty khó khăn nợ BHXH cả công ty. Chị chỉ là một cá nhân nên không có khả năng đóng thay cho toàn bộ nhân viên nên không được hưởng BHXH thai sản. Điều này rất bất công.
Giữa thiệt hại ít và thiệt hại nhiều hơn, cơ quan BHXH nên tạo điều kiện tối đa cho người lao động được lựa chọn. VTôi cũng kiến nghị thủ tục giải quyết BHXH nên bớt rườm rà hơn. Và độ tuổi được hưởng chế độ lương hưu cũng nên giảm thấp hơn tuổi thọ trung bình của người Việt ít nhất từ 5-10 năm. Cứ như hiện tại, tuổi nhận lương hưu còn cao hơn tuổi thọ trung bình của người dân, thử hỏi ai dám tham gia BHXH nữa ?”.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
- ‘Khó chờ lương hưu 20 năm khi thu nhập hiện tại không đủ sống’
- Nỗi lo giảm thu nhập khi nâng mức đóng bảo hiểm xã hội
- Ai hưởng lợi khi tiền lương tính đóng BHXH bằng 70% thu nhập?
- ‘Hưởng lương hưu sớm có điều kiện cho người lao động’
- ‘Nên để người lao động tự quyết thời điểm nhận lương hưu’
- ‘Lựa chọn nhận lương hưu mức thấp khi đủ số năm làm việc’
Source link