Nghiên cứu ưu đãi đất, thuế cho nhà đầu tư trạm sạc xe điện

[ad_1]

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ ngành nghiên cứu chính sách hỗ trợ về đất đai, quy hoạch, thuế phí cho nhà đầu tư trạm, trụ sạc ôtô điện.

Tại cuộc họp sáng 6/8, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải cùng các bộ ngành rà soát, đề xuất chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, người dân chuyển sang phương tiện giao thông dùng xe điện, nhiên liệu xanh.

Ông Hà giao Bộ Xây dựng hướng dẫn địa phương bổ sung quy hoạch về trạm, trụ sạc điện trong xây dựng đô thị, hạ tầng giao thông. Ông lưu ý cần có chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư trạm, trụ sạc điện về đất đai, quy hoạch, thuế, phí.

Cùng với đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm trình cơ chế tính giá điện cho các trạm sạc. Năm ngoái, khi xây dựng dự thảo sửa biểu giá bán lẻ điện, Bộ Công Thương từng đề xuất điện cho trạm sạc áp theo giá bán kinh doanh hoặc sản xuất và khung giờ (bình thường, thấp điểm và cao điểm), song tới nay chính sách này chưa được chốt. Tại cuộc họp hôm nay, ông Hà lưu ý cơ chế giá này cần trên nguyên tắc hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng xe điện.





Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 6/8. Ảnh: VGP

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 6/8. Ảnh: VGP

Về quy hoạch trạm sạc, báo cáo trước đó, Thứ trưởng Xây dựng Bùi Xuân Dũng cho biết các nội dung về xây dựng, lắp đặt trạm sạc đã được đưa vào dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, dự kiến trình cấp thẩm quyền ban hành trước 2026.

Trước đó, theo Nghị định 95 hướng dẫn chi tiết Luật Nhà ở, từ 1/8 chung cư được xếp hạng cao nhất (hạng 1) theo tiêu chí mới sẽ phải đáp ứng nhiều điều kiện, trong đó cần có trạm sạc xe điện.

Với các chính sách khuyến khích, theo Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường Lê Công Thành, nhiều nước đã chuyển từ chính sách hỗ trợ người dân mua xe điện sang xây dựng hạ tầng, trạm, trụ sạc điện. Ngoài ra, họ còn có chính sách ưu đãi nghiên cứu sản xuất pin, siết quy chuẩn, tiêu chuẩn về khí thải với phương tiện giao thông.





Mộ trạm sạc cho ôtô điện ở cây xăng tại Hải Phòng. Ảnh: Anh Minh

Một trạm sạc cho ôtô điện ở cây xăng tại Hải Phòng. Ảnh: Anh Minh

Thực tế, phát triển phương tiện giao thông xanh, trạm sạc xe điện nằm trong Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon được Thủ tướng phê duyệt năm 2022. Các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường với ôtô, xe máy điện; vị trí, tiêu chuẩn trụ sạc điện… cũng được bộ, ngành đưa ra.

Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển xe điện đã được Chính phủ ban hành, như thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô thuần điện chạy pin là 3% tới hết tháng 2/2027. Gần đây, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô (VAMA) kiến nghị giảm thuế này cho ôtô hybrid (sử dụng động cơ xăng và điện) xuống còn 50-70% so với xe xăng thông thường.

Song, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng chương trình chuyển đổi năng lượng xanh chưa có trọng tâm, lộ trình rõ ràng trong bối cảnh nhiều quốc gia đang triển khai chính sách liên quan mạnh mẽ. Vì thế, ông giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, đưa ra cơ chế điều hành liên ngành (bộ, ngành, địa phương) về phát triển hạ tầng cho xe điện. Cơ chế này tương tự một số ban chỉ đạo công trình, dự án trọng điểm về giao thông, năng lượng.

Hiện nay cả nước có gần 150.000 cổng sạc xe điện, theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tuy nhiên, các trạm bố trí chủ yếu tại chung cư, trung tâm thương mại, bãi đỗ xe, cửa hàng xăng dầu. Trạm sạc trên các tuyến cao tốc rất hạn chế. Vì vậy, việc tăng đầu tư trạm sạc tại khu vực này sẽ giúp người dùng yên tâm hơn khi chọn xe điện là phương tiện di chuyển chính.

Ngân hàng HSBC ước tính, Việt Nam cần khoảng 12,3 tỷ USD và 14 TWh năng lượng cộng dồn từ nay tới 2040 để có đủ trạm sạc và công suất phát điện tái tạo cho xe điện.

Phương Dung


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *