Bé gái ra đời với 4 chân, 4 tay và hai khuôn mặt

[ad_1]

Ấn ĐộMột bé gái Ấn Độ chào đời với dị tật bẩm sinh hiếm gặp, có 4 tay, 4 chân và hai khuôn mặt, song trẻ đã tử vong.

Mẹ của bé gái là Rama Devi, 38 tuổi, ở bang Uttar Pradesh, nhập viện khẩn cấp khi bắt đầu co thắt và chuyển dạ, hôm 21/7.

Các nhân viên y tế và dân làng nơi cô sống vô cùng kinh ngạc khi phát hiện bé gái được sinh ra trong tình trạng dính liền với một cơ thể khác, chưa phát triển đầy đủ. Hai tay và hai chân thừa nhô ra khỏi vùng ngực. Bé gái đã chết 5 giờ sau khi chào đời. Tình trạng này hiếm gặp đến nỗi các bác sĩ không thể gọi tên.

Các chuyên gia chưa thể xác định nguyên nhân chính xác khiến bé gái sơ sinh tử vong. Dù vậy, bác sĩ phỏng đoán do em không thể tự bú mẹ hoặc uống sữa.

Khi nhìn thấy ngoại hình khác thường của bé gái, nhân viên đã phản ứng sợ hãi, nhanh chóng đưa em ra ngoài gây sự hỗn loạn trong bệnh viện. Ca sinh nở đơn giản và không có biến chứng, nhưng lại diễn ra ở vùng nông thôn, nơi phụ nữ hầu như không được siêu âm, khám sàng lọc tiền sản. Điều này giải thích lý do tình trạng của bé gái gây bất ngờ cho cả các nhân viên y tế và bác sĩ.

Các chuyên gia không rõ tình trạng này từng phát triển trước đây hay chưa. Ấn Độ là quốc gia thường xuyên báo cáo những dạng song sinh dính liền cực kỳ hiếm gặp. Tháng 11 năm ngoái, một phụ nữ nước này sinh ra bé trai với 4 tay và 4 chân. Indonesia cũng ghi nhận cặp song sinh chào đời dính liền xương chậu, có ba chân, 4 tay và chung bộ phận sinh dục.

Theo thống kê, cứ một triệu trẻ em trên thế giới mắc hội chứng diprosopus, một dạng song sinh dính liền hiếm gặp. Trong đó, toàn bộ hoặc một phần khuôn mặt của thai nhi được nhân đôi. Ở những trường hợp này, khuôn mặt và não được kết nối với một thân não.

Nhìn chung, cặp song sinh dính liền chỉ chiếm một trong 50.000 đến 200.000 sinh sống, xảy ra khi một trứng đã thụ tinh tách ra và phát triển thành hai cá thể.

Theo Mayo Clinic, khoảng 8 đến 12 ngày sau khi thụ thai, các lớp phân chia tạo thành cặp song sinh sẽ phát triển hành cơ quan và cấu trúc cụ thể. Quá trình này kết thúc sớm sẽ dẫn đến việc sinh đôi dính liền. Tuy nhiên, giả thuyết khác cho rằng hai phôi riêng biệt đã hợp nhất trong giai đoạn đầu phát triển.

Thục Linh (Theo Daily Mail)


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *