80% du học sinh Việt ở Đức học nghề

[ad_1]

Khoảng 4.000 người, chủ yếu từ các tỉnh miền Trung, đến Đức để học nghề vào năm ngoái, chiếm 80% tổng số du học sinh Việt Nam.

Thông tin do TS Steffen Steffen Kaupp, Viện phó Viện Goethe, nêu tại một sự kiện của viện này ở Hà Nội, cuối tuần trước.

Hiện, số sinh viên người Việt ở Đức là gần 7.400, tăng khoảng 30% so với giai đoạn trước dịch Covid-19. Theo ông Steffen, người Việt rất chuộng học nghề, phổ biến nhất là Điều dưỡng và Khách sạn, chiếm gần một nửa, sau đó là Kỹ thuật.

“Các cao đẳng nghề ở Đức đang cố gắng thu hút sinh viên Việt Nam vì họ rất chăm chỉ và học tốt”, ông nói. “Du học sinh chủ yếu đến từ ba tỉnh Nghệ An, Quảng Bình và Hà Tĩnh”.





Tiến sĩ Steffen Kaupp (giữa), Viện phó Viện Goethe, tại Hội thảo Ngày hội nghề nghiệp - Khám phá tương lai tại Hà Nội, ngày 25/5. Ảnh: Doãn Hùng

Tiến sĩ Steffen Kaupp (giữa), Viện phó Viện Goethe, tại Hội thảo “Ngày hội nghề nghiệp – Khám phá tương lai” ở Hà Nội, ngày 25/5. Ảnh: Doãn Hùng

Theo ông Felix Wagenfeld, Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) tại Hà Nội, Đức ngày càng hấp dẫn học sinh Việt bởi nhiều lý do. Đó là hệ thống giáo dục cởi mở, miễn học phí, có nhiều khóa học bằng tiếng Anh, sự hỗ trợ tận tình của các trường khi sinh viên thực tập và tìm việc sau tốt nghiệp.

Ngoài ra, từ đầu tháng 3, chính phủ Đức nới loạt quy định với du học sinh, trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng lao động lành nghề. Giờ làm thêm cho sinh viên quốc tế hiện là 140 ngày mỗi năm, tăng 20 ngày so với trước.

Với diện học nghề, giới hạn độ tuổi được nộp đơn là 35, trong khi trước kia là 25. Chính phủ Đức cũng tăng thời gian cư trú tối đa cho nhóm này từ 6 lên 9 tháng. Mức lương với người mới tốt nghiệp ở nhiều nghề hiện khoảng 2.300-3.500 euro (63-97 triệu đồng) một tháng, tương đương mức trung bình ở Đức.

Rào cản lớn nhất với du học sinh Việt là ngôn ngữ.

“Dù khóa học bằng tiếng Anh, họ vẫn cần tiếng Đức để giao tiếp. Họ không kém mà là họ cần nhiều thời gian để thích ứng”, ông Wagenfeld nói. “Một bộ phận sinh viên Việt tốt nghiệp muộn vì lý do này”.

Ông Kaupp cũng nhận định dù một số trường nghề chỉ yêu cầu chứng chỉ tiếng Đức bậc A2 (bậc 3/6) song mức này chưa đủ để du học sinh hòa nhập. Ông khuyên sinh viên chuẩn bị và thi chứng chỉ khoảng 10-12 tháng trước khi nhập cảnh.





Khuôn viên Đại học Heidelberg. Ảnh: Heidelberg University

Khuôn viên Đại học Heidelberg. Ảnh: Heidelberg University

Theo báo cáo về sinh viên quốc tế của DAAD, năm học 2022-2023 có hơn 458.000 sinh viên quốc tế ở Đức. So với 2014, thời điểm chính phủ Đức phê duyệt chính sách giáo dục miễn phí, số này tăng 52%.

Chi phí sinh hoạt trung bình của sinh viên quốc tế ở đây khoảng 930 euro/tháng (1.000 USD). Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội ở lại làm việc lên tới 18 tháng.

Theo Study in Germany, trang thông tin về du học Đức, gần 70% sinh viên quốc tế muốn ở lại tìm việc sau tốt nghiệp.

Doãn Hùng


[ad_2]
Source link

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *