[ad_1]
Thứ tư, 13/12/2023, 11:08 (GMT+7)
Để thích nghi với một môi trường làm việc mới là điều không dễ dàng, nhất là đối với môi trường luôn được nhận xét là khắc nghiệt như các công ty Nhật. Tuy nhiên, thử việc tại công ty Nhật Bản không hề căng thẳng như bạn nghĩ nếu bạn để tâm và chú ý một số điều thuộc về văn hóa và quy định chung.
Dưới đây là 5 lỗi cần tránh khi thử việc nhân viên tiếng Nhật sẽ hữu ích với bạn.
Trễ giờ
Người Nhật vốn được biết đến với thói quen quý trọng thời gian vì thế trễ giờ nơi công sở được xem là lỗi sai tối kỵ mà nhân viên mới thử việc đặc biệt lưu ý. Không những đi làm trễ mà tham gia buổi họp trễ, quá hạn “deadline”,… đều là điều bạn cần lưu ý không nên mắc phải. Có một bí quyết nhỏ để tránh điều này đó là đặt lịch sớm hơn 10 – 15 phút so với thực tế. Cách này sẽ giúp bạn làm quen môi trường mới dễ dàng hơn, từ đó rèn luyện cho mình thói quen tuân thủ kỷ luật về thời gian, thể hiện là người có trách nhiệm trong công việc.
Lơ là các quy tắc trong giao tiếp doanh nghiệp
Có khá nhiều quy tắc làm việc và giao tiếp ở các doanh nghiệp Nhật Bản, hầu hết vẫn còn được áp dụng phổ biến. Nếu bạn lơ là hoặc không nắm vững các quy tắc này thì sẽ rất khó để giao tiếp và phối hợp cùng đồng nghiệp cũng như cấp trên trong quá trình làm việc. Đặc biệt là đối với thời gian thử việc thì điều này còn càng trở nên quan trọng hơn. Có thể kể đến quy tắc “Houkoku, Renraku, Soudan” (Báo cáo – Thảo luận – Hỏi ý kiến) – đây là quy trình được khuyến khích khi bạn trao đổi với cấp trên. Bên cạnh đó, khi tích cực tìm hiểu và thực hành các quy tắc khác như 5S-Kaizen, Bushindo,… cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi mới làm việc trong môi trường người Nhật Bản.
Bỏ qua văn hóa công ty
Ngoài các quy tắc trên, mỗi công ty Nhật Bản cũng sẽ khác nhau trong văn hóa làm việc. Bản sắc văn hóa sẽ thể hiện thông qua các hoạt động đào tạo, ngoại khóa và trong các cuộc họp của công ty. Nếu đã quen làm việc ở những môi trường phương Tây, bạn sẽ cần thời gian để làm quen tại doanh nghiệp Nhật Bản. Ví dụ, với tầm nhìn về quản lý sức khỏe, Ajinomoto khuyến khích nhân viên quan tâm về sức khỏe và nhận thức về nhu cầu tự chăm sóc bản thân. Vì vậy, hãy dành thời gian đầu thử việc để tìm hiểu các thông tin về văn hóa doanh nghiệp và thể hiện tinh thần đó trong quá trình làm việc.
Không ghi chú
Khi được khảo sát, hầu hết các nhân viên có kinh nghiệm làm việc ở công ty Nhật Bản đều đưa ra lời khuyên đó là hãy thường xuyên ghi chú. Nguyên nhân là khi làm việc trong một môi trường đa quốc gia thì khối lượng thông tin và tần suất giao tiếp của bạn với đồng nghiệp và cấp trên là rất lớn. Nhất là với một ngôn ngữ khó như tiếng Nhật thì việc chủ động ghi chép những nội dung quan trọng là điều cần thiết.
Bạn sẽ cần một cuốn sổ tay nhỏ hoặc máy tính bảng để lưu lại một số chi tiết nhỏ khi trao đổi với sếp hay những lưu ý trong quá trình họp. Thói quen này giúp bạn không bị sót thông tin, từ đó luôn có thể xem lại được những gì đã ghi chú và thực hiện một cách chính xác.
Nói lời chào sai cách trong môi trường làm việc
Lời chào đã trở thành nét đẹp trong giao tiếp với người Nhật, đây cũng là cơ hội để bạn xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp. Tuy nhiên chào sai cách có thể dẫn đến tình huống khó xử hoặc gây thô lỗ với người xung quanh. Bằng lời chào chân thành và phù hợp trong từng ngữ cảnh, nhân viên mới đi làm có thể dễ dàng tạo thiện cảm, từ đó nâng cao chất lượng thảo luận và làm việc nhóm.
Nhiều doanh nghiệp không bắt buộc phải nói tiếng Nhật nhưng chào bằng tiếng Nhật là cách đơn giản hơn để học và áp dụng. Ví dụ, buổi sáng khi bạn đến văn phòng, bạn hãy nói “Ohayougozaimasu” (Chào buổi sáng), và trước khi rời đi trong ngày, bạn nói “osakini shitsureshimasu”, đó là một cách lịch sự để nói “Xin lỗi, tôi về trước đây”, hoặc kết hợp với “Otsukaresamadesu” (Cảm ơn vì đã làm việc chăm chỉ) – một cụm từ được sử dụng rất nhiều. Đây là một tương tác thông thường nhưng tương đối hữu ích mà bạn có thể lưu ý khi mới đi làm.
Trên đây là 5 lỗi cần tránh khi thử việc tại công ty Nhật Bản. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và tự tin trong thời gian làm việc sắp đến.
[ad_2]
Source link