4 người bị vi khuẩn ‘ăn thịt người’ tấn công

[ad_1]

Quảng NinhBệnh viện Bãi Cháy tiếp nhận 4 người bị sốt, chẩn đoán mắc vi khuẩn Whitmore, trong đó hai trường hợp chuyển nặng.

Ngày 12/8, đại diện Bệnh viện Bãi Cháy cho biết các bệnh nhân đều ở độ tuổi trung niên, biểu hiện lâm sàng đa dạng, nhiều cơ quan bị tổn thương. Hai ca nặng là bệnh nhân 62 tuổi và 67 tuổi, đều có bệnh nền, phải điều trị hồi sức tích cực do biến chứng viêm màng não, viêm phổi.

Cụ thể, bệnh nhân 67 tuổi, có tiền sử bệnh đa u tủy xương, tăng huyết áp, được chuyển từ viện tuyến trên về điều trị tại Bệnh viện Bãi Cháy với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do vi khuẩn Burkhoderia pseudomalle (Withmore).

Còn bệnh nhân 62 tuổi, sốt cao liên tục nhiều ngày, cẳng chân có mủ, nhiễm trùng. Người bệnh có tiền sử đái tháo đường, được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, áp xe cẳng chân do khuẩn Withmore. Bác sĩ sử dụng kháng sinh kết hợp điều trị đái tháo đường, dẫn lưu ổ áp xe tại cẳng chân, thay băng vết thương hàng ngày. Hiện chưa rõ các bệnh nhân mắc bệnh trong hoàn cảnh nào.

Theo các bác sĩ, số lượng ca Whitmore nhập viện tăng cao đột ngột trong tháng 8, chưa rõ nguyên nhân. Hàng chục năm qua, bệnh Whitmore gần như biến mất, xuất hiện lại trong vài năm gần đây.

Whitmore, hay “vi khuẩn ăn thịt người”, là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Khuẩn này sống trong đất. Đường lây nhiễm chính là các vết trầy xước trên da tiếp xúc đất, nước có vi khuẩn; hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn.





Bệnh nhân nhiễm bệnh withmore bị áp xe cẳng chân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh nhân nhiễm bệnh Withmore bị áp xe cẳng chân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh này. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân nên chủ động chống bệnh Whitmore bằng cách ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, ở những nơi ô nhiễm nặng, khi cần tiếp xúc cần sử dụng đồ bảo hộ ví dụ găng tay, ủng… Không nên tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại hoặc gần nơi bị ô nhiễm.

Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, hãy sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, suy giảm miễn dịch… cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, cần vào viện để khám, điều trị kịp thời.

Thúy Quỳnh


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *