[ad_1]
Nhiều nhân sự trung tuổi hiện nay chất lượng không quá cao nhưng đòi hỏi nhiều, đến khi thất nghiệp lại đổ cho doanh nghiệp chỉ thích tuyển Gen Z.
“Quan điểm của tôi sức lao động thực ra là một dạng hàng hóa, nếu có giá trị và khan hiếm thì bạn sẽ bán được giá cao. Còn ngược lại, nếu giá trị thấp và nguồn cung thừa thì đương nhiên giá bán sẽ thấp.
Thế nên, thay vì kêu ca khó xin việc khi phải cạnh tranh với thế hệ Gen Z, các bạn nên thay đổi nhiều thứ để thích nghi với bối cảnh hiện tại. Chúng ta nên xem điểm mạnh của mình là gì, chúng ta có thể làm được gì cho tổ chức? Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu xem vị trí đó thị trường đang trả mức lương bao nhiêu, thế mạnh của các ứng viên khác thường là gì…?
Tóm lại, để bán một món hàng thì ta phải có khâu phân tích về sản phẩm và điều nghiên thị trường. Nếu ta tìm ra được thị trường ngách cho bản thân mình thì bạn có thể yên tâm, không bao giờ phải lo thất nghiệp.
Còn chuyện 30, 35, 40 hay 50 tuổi khó xin việc vừa đúng mà cũng vừa sai. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào nhu cầu nhân sự để tuyển người làm, nếu bạn không đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực thì bị loại là điều đương nhiên. Chứ ngay cả khi đã 70 tuổi mà có năng lực phù hợp với thứ mà doanh nghiệp cần thì họ vẫn sẽ tìm cách tuyển dụng như thường.
Tóm lại, người lớn tuổi có ưu thế của người lớn tuổi, người trẻ có ưu thế của người trẻ, quan trọng là mỗi người hãy xem giá trị sử dụng của bản thân mình là gì để quyết định ứng tuyển vào đâu và chuẩn bị hồ sơ thế nào cho phù hợp”.
Đó là chia sẻ của độc giả Hienln xung quanh câu hỏi “35 tuổi vẫn đi xin việc là thất bại?”. Nhiều người cho rằng lao động trên 30 tuổi hiện khó cạnh tranh được với Gen Z. Không ít người đã kể những khó khăn khi thất nghiệp ở độ tuổi 30-35, bị kỳ thị tuổi tác và phải mất nhiều tháng, nhiều năm đi “rải CV” mới mong tìm được việc.
>> ‘U30 đi xin việc bị chê già’
Bạn đọc Trong Sáng nhấn mạnh: “Khi rải CV mà không có công ty nào gọi phỏng vấn thì các bạn nên xem lại khả năng của mình có đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp hay không? Nếu bạn tự tin rằng khả năng của mình dư sức với các đòi hỏi của công ty mà vẫn chưa được gọi thì hãy kiên trì tìm kiếm cơ hội khác và chờ thêm một thời gian nữa, sớm muộn gì cũng sẽ có công ty tuyển nếu bạn thực sự có năng lực.
Doanh nghiệp thực ra rất thèm khát những nhân sự có chất lượng, giống như ao ước các khách hàng tiềm năng. Bởi vậy, không có chuyện bạn có năng lực tốt mà các công ty không tuyển, cho dù bạn bao nhiêu tuổi đi nữa. Trừ khi bạn ứng tuyển vào những vị trí cần người trẻ thì không phải bàn làm gì.
Đa phần tôi thấy nhân sự trung tuổi hiện nay chất lượng không quá cao nhưng đòi hỏi hơi nhiều nên thất nghiệp là điều tất yếu. Đi xin việc là cả một quá trình dài chứ không thể vội vàng được, nếu chỉ vì một vài tháng chưa thấy ai gọi mà đã nản lòng, nảy sinh nhiều ý nghĩ tiêu cực thì làm sao thành công được? Thay vì như vậy, thứ bạn cần làm là tranh thủ những lúc chưa có việc làm, cố gắng trau dồi thêm kỹ năng để khi cơ hội tới sẽ không bỏ lỡ”.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
- ‘Không trường đại học nào dạy sinh viên biết làm việc khi mới ra trường’
- Những sinh viên bằng giỏi nhưng hỏi gì cũng không biết
- Tư tưởng ‘ban phát việc làm’ của nhiều sếp Việt
- Rủi ro khi tuyển sinh viên mới ra trường không có kinh nghiệm
- Bệnh ảo tưởng, đòi hỏi của nhiều nhân sự Gen Z
- Tôi xin được việc dù kinh nghiệm bằng 0
Source link